DỰ ÁN LỌC DẦU LONG SƠN
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SCG, cho biết đây là dự án trọng điểm trong chiến lược mở rộng của doanh nghiệp này tại ASEAN mà Việt Nam là trọng tâm. SCG tin rằng dự án sẽ khuyến khích đầu tư dài hạn vào những ngành công nghiệp có liên quan trong chuỗi giá trị, cũng như nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh của sản phẩm, nhờ vậy giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội đủ các điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để triển khai các dự án quy mô lớn về lọc hóa dầu, chế biến dầu khí. Việc triển khai dự án cũng là cụ thể hóa chủ trương về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, đẩy mạnh công nghiệp lọc hóa dầu, phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Thủ tướng đặt ra nhiều yêu cầu với chủ đầu tư, giao nhiệm vụ cụ thể cho Tập đoàn dầu khí quốc gia và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để đảm bảo dự án hoàn thành, hoạt động đúng tiến độ, bởi dự án này đã lận đận 10 năm qua.
Với chủ đầu tư, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình chế tạo dự án để vận hành an toàn tuyệt đối. Trong quá trình thi công dự án phải cam kết tuân thủ quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Cùng với đó là giữ gìn văn hóa truyền thống của người dân địa phương và phục hồi rừng tự nhiên ở khu vực này, để phát triển bền vững, lâu dài.
Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 15.000-20.000 việc làm trong quá trình xây dựng, hơn 1.000 lao động có kỹ thuật cao khi đi vào vận hành thương mại.
Dự án cũng ước tính sẽ góp 60 triệu USD/năm cho ngân sách quốc gia trong suốt 30 năm kể từ khi đi vào hoạt động.
Được cấp phép vào tháng 7/2008, tổ hợp hóa dầu Long Sơn có tổng vốn đầu tư là 3,77 tỷ USD, sau tăng lên 4,5 tỷ USD và cuối cùng là 5,4 tỷ USD.
Tại thời điểm năm 2008, chủ đầu tư là Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn – một liên danh giữa Tập đoàn SCG (53%), Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan thuộc SCG (18%), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN (18%) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam – Vinachem (11%).
Sau đó Vinachem thoái vốn, cũng là lúc Qatar Petroleum International đã tham gia bằng cách mua lại 25% cổ phần từ SCG. Đi kèm là hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hoạt động mà Qatar Petroleum chính là nhà cung cấp. Trước đó, vào năm 2009, Tập đoàn này cũng đã kí kết thỏa thuận khung với SCG để đầu tư vào dự án.
Tuy nhiên, 3 năm sau ngày góp vốn, Qatar Petroleum International đã bất ngờ tuyên bố rút khỏi dự án buộc SCG phải mua lại 25% với trị giá khoảng 36 triệu USD (khoảng 1.300 triệu baht).
Hiện nay, SCG nắm 71% vốn tại Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) – doanh nghiệp được thành lập để triển khai thực hiện Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam.
Đề nghị mua lại phần vốn góp của PVN được đưa ra sau 9 tháng kể từ thời điểm SCG cùng với PVN đã đặt bút ký lại Hợp đồng liên doanh và Điều lệ công ty để chính thức trở thành 2 nhà đầu tư lớn trong Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (cuối tháng 3/2017).
Các nhà thầu EPC (Tổng thầu) trong tổ hợp dự án Hóa Dầu Long Sơn (LSP) đã và đang vào Vũng Tàu và Long Sơn để chuẩn bị cơ sở vật chất (gồm thuê văn phòng, mặt bằng, kho bãi, nhân sự, thiết bị, máy móc) và tìm kiếm nhà thầu phụ, chuẩn bị triển khai EPC. Tôi tổng hợp các phạm vi công việc và danh sách các nhà thầu như sau:
- DANH SÁCH TỔNG THẦU EPC
1/ Technip (Malaysia) + SK (Hàn Quốc): EPC NM Olefins (Gói/Package A)
2/ Posco E&C (Hàn Quốc) + PVC MS (Việt): Tank Farm
Và hệ thống đường ống (Package A2)
3/ Samsung E&C (Hàn Quốc) + Linde (Đức): HDPE
(Package
Tin nổi bật
-
AMECC Group Chung Tay Hỗ Trợ Đồng Bào Sau Cơn Bão Số...
Ngày 19/09/2024
-
HỘI NGHỊ QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI CHỈ THỊ, THÔNG...
Ngày 31/08/2024
-
Lễ Hạ Thủy Tổ Hợp Module Batch #2 Thuộc Dự Án Ras Laffan...
Ngày 31/08/2024